Tìm hiểu văn hoá Thái Lan trong du lịch

hddl
By hddl

Thái Lan là một vùng đất lâu đời và linh thiêng, văn hóa Thái Lan luôn được đánh giá cao về sự bền vững và đa dạng. Từ các công trình đến đời sống, con người đều thể hiện rõ các nét đặc trưng riêng khiến du khách thích thú. Ngôn ngữ Thái đặc trưng cùng những lễ hội, cách chào hỏi lạ sẽ để lại ấn tượng khó quên trong lần đầu ghé thăm.

Văn hoá chào hỏi

Trong tiếng Thái, việc chào hỏi hoặc cảm ơn, xin lỗi được gọi là “Wai”. Bạn chỉ cần chấp tay trước ngực và cúi đầu xuống là đã thể hiện rõ sự lịch sự của mình. Tùy vào độ tuổi và giới tính, giai cấp xã hội khác nhau mà cách “Wai” cũng sẽ có sự thay đổi theo. Với hành động đặc trưng trong văn hóa Thái Lan này kèm theo “Sawatdi khrap” đối với nam và “Sawatdi kha” dành cho nữ sẽ thể hiện sự cao quý, tôn trọng người đối diện.

Ngoài ra, Thái Lan là quốc gia nổi tiếng với tỷ lệ chuyển giới cao, vậy nên chắc chắ không chỉ có 2 cách chào kia thôi đâu, với những người đồng tính nam “Sawatdi kha” đồng tính nữ “Sawatdi ha” và “Sawatdi highfive” dành cho những đối tượng chuyển giới nhưng chưa hoàn thiện. Vậy nên chính thức người Thái Lan có tận 5 cách chào hỏi nha!

Văn hoá tôn giáo

Tại Thái, gần 95% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền (gồm các phái Thiền Lâm Thái Lan, Santi Asoke và Dhammayuttika Nikaya). Một nhóm nhỏ (4.6%) theo đạo Hồi, 0.7% dân số theo Thiên Chúa giáo.

Ngoài ra, ở Thái còn có các tôn giáo khác chiếm một số lượng rất nhỏ là Phật Giáo Nam Tông ở Thái Lan được sự hậu thuẫn từ Chính phủ. Phật Giáo ở Thái Lan bị ảnh hưởng nhiều bởi các niềm tin truyền thống của tổ tiên và các vị thần tự nhiên của họ; những niềm tin này đã được đưa vào luận Phật Giáo. Hầu như tất cả gia đình ở Thái Lan đều xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, đó là một ngôi nhà gỗ nhỏ người Thái tin rằng đó là chỗ trú ngụ của các vị thần linh.

Hàng ngày người Thái dâng thức ăn và nước uống cho các vị thần để cho các vị thần hài lòng. Người Thái cũng tin nếu các vị thần không hài lòng, thần sẽ đi ra ngoài miếu thờ, trú ngụ chính trong nhà của gia chủ và sẽ quấy nhiễu. Những miếu thờ này cũng được dựng ở ven đường, nơi mà công chúng sẽ thường xuyên dâng lễ vật lên các vị thần.

Nếu bạn chú ý ở bên đường Thái Lan hoặc những công trình lớn, bạn sẽ thấy những miếu thờ nhỏ thờ một vị thần có 4 khuôn mặt, 8 cánh tay có tên gọi tiếng Anh là San Phra Phrom. Điều đặc biệt về San Phra Phrom có thể bạn chưa biết hay còn nhầm lẫn là về nguồn gốc của vị Phật bốn mặt này.

Tuy gọi là Phật nhưng lại không có nguồn gốc từ Phật giáo. Người Thái hay gọi San Phra Phrom là Thần theo Hindu giáo mà không phải là Phật theo cách dịch của người Việt. Người Thái thờ vị thần này vì Phật giáo nam tông ngày xưa đã bị ảnh hưởng bởi Hindu giáo do vị trí địa lý cũng như sự ra đời của Phật giáo tại. Có lẽ bởi vì Phật giáo là tôn giáo chính của Thái Lan nên khi phiên dịch sang tiếng Việt được gọi là Phật bốn mặt.

Bức tượng phật được khắc họa lại hình ảnh của một trong 3 vị thần Trimurti quan trọng trong văn hóa của Hindu giáo – thần Brahma là người sáng tạo ra kinh Vệ Đà (Vedas) và đấng tạo hóa của người dân, vị thần của sự may mắn và bình an.

Tương truyền rằng, Brahma sinh ra từ một đóa sen trên mặt nước với vật cưỡi là chim hạc, là cha của những bị thần, sáng tạo ra loài người ngày xưa và là chồng của nữ thần Saraswati trong Hindu giáo. Bức tượng nguyên bản được đúc bằng kim loại và lưu giữ ở Bảo tàng quốc gia Thái Lan và bức tượng du khách thường nhìn thấy tại đền được làm bằng plaster trộn với hỗn hợp vàng, đồng và các kim loại khác.

Bức tượng khắc họa lại hình ảnh vị thần có 4 mặt với đầy đủ mắt mũi miệng và 8 cánh tay bàn tay với những ý nghĩa thờ cúng vô cùng thiêng liêng. 4 mặt của bức tượng hướng về 4 phía đông tây nam bắc và khi đến dâng hoa thờ chúng, chúng ta nên thờ theo hướng cùng chiều kim đồng hồ từ mặt chính diện. 4 mặt của bức tượng trưng cho 4 ý nghĩa của Từ – Bi – Hỷ – Xả mà khi thờ cúng tại mỗi bức tượng ta có thể cầu nguyện hiệu quả nhất.

  • Từ: cầu sự nghiệp và địa vị
  • Bi: cầu hôn nhân tình cảm
  • Hỷ: cầu tiền tài phú quý
  • Xả: cầu sức khỏe bình an

Như đã đề cập, Phật giáo là quốc giáo của Thái Lan, 95% dân số theo đạo Phật, vậy nhưng vị Phật mà người Thái thờ cúng cũng không giống với Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu sơ qua về Phật giáo Thái Lan nhé.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật duy nhất có thật trong lịch sử, hoàn toàn không phải là một vị Phật huyền thoại. Ngài từng sống trên trái đất này và sáng lập ra Phật Giáo. Ở cõi giới này, Đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh, nên người đời tôn xưng Đức Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Hình tướng của Đức Phật nếu ở riêng lẻ sẽ thường trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen báu, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt Ngài mở ba phần tư. Tóc Đức Phật được búi lại hoặc có các cụm xoắn ốc. Ngài thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ, nếu có hở ngực thì trước ngực thường không có chữ “Vạn”.

Đức Phật A Di Đà: là giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc. Ngài là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ, ý là thọ mệnh vô lượng hay Vô Lượng Quang, cũng chính là ánh sáng vô lượng. Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác. Nhờ khả năng đặc biệt này, nên Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Nên trong cuộc đời hoằng Đạo của mình, Ngài đã giới thiệu về Đức Phật A Di Đà và cõi nước mà Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh cho các tín đồ Phật Giáo. Về hình tướng, Đức Phật A Di Đà thường được nhiều người nhận định qua chữ Vạn trước ngực, ngoài ra Ngài còn được thấy qua hai hình tượng:

  • Thứ nhất là hình tượng Ngài ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự Phật Thích Ca.
  • Và thứ hai là hình tượng đứng trên tòa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng nổi lên cao, tay trái Ngài đưa lên ngang vai, tay phải thì duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sinh đang đắm chìm trong bể khổ, hình tượng này hay còn gọi là Di Đà phóng quang.

Phật Di Lặc – Vị Phật Cuối Cùng Trên Trái Đất: Theo kinh điển của Phật giáo ghi chép lại Phật Di Lặc là vị Phật tương lai trong cõi Ta Bà, hiện đang trú ngụ tại thiên đường Tusita. Đức Phật sẽ xuống thế giới của chúng ta để giảng pháp khi những lời dạy của Đức Phật Thích Ca đã bị phai mờ và cũng được xem là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên Trái Đất. Ngày nay, hình tượng Phật Di Lặc được tất cả các trường phái Phật giáo chấp nhận và cũng là vị Bồ Tát duy nhất được tôn kính trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy. Phật Di Lặc được xem là biểu tượng tuyệt đối của niềm vui và hạnh phúc. Do đó, nhiều Phật tử gọi Người là “Phật cười”. Nụ cười của Người lan tỏa giúp hóa giải mọi hận thù, phiền não hay những áp lực căng thẳng trong cuộc sống. Trong phong thủy Trung Hoa, người ta tin rằng Đức Phật Di Lặc ở đâu thì hạnh phúc sẽ xuất hiện ở đó. Đảnh lễ hoặc xoa bụng Phật Di Lặc cũng được cho là mang lại bình an, may mắn và những điềm lành.

Văn hoá trang phục và đi lại

Trang phục Thái Lan chia ra làm 2 dạng: trang phục truyền thống (trang phục cung đình và trang phục bình dân) và trang phục hiện đại. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may ôm sát người. Thay vì thế chúng được may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp được nối, gấp, cuộn thành nhiều loại áo quần đa dạng.

Trang phục của nữ Thái sẽ gồm có 8 nhóm: Thai Chakkri, Thai Boromphiman, Thai Siwalai, Thai Chakkraphat, Thai Chitlada, Thai Ruean Ton, Thai Amarin và Thai Dusit. Trong số đó có 3 loại phổ biến nhất được sử dụng đến bây giờ là Thai Chakkri, Thai Boromphiman và Thai Siwalai.

Không đa dạng như quần áo của phụ nữ, trang phục của người đàn ông đơn giản hơn nhiều. Điểm đặc biệt trong trang phục của người đàn ông đó là Phá khảo. Phá khảo, thực chất là mặt một mảnh vải, khổ 70cm, dài cỡ 1m60, được ghép bởi những mảnh vải vuông có màu sắc khác nhau đan xen rất đẹp mắt. Mảnh vải này rất tiện lợi, nó có thể được cuốn vào người như đóng khố dùng khi tắm, như một chiếc quần đùi khi sinh hoạt tại nhà, đánh cá, làm ruộng hoặc cũng có khi người ta dùng nó để cuốn trên đầu thành cái khăn xếp rằn. Trong những trường hợp cấp thiết nó được dùng như một sợi dây thừng.

Điểm chung đặc biệt của trang phục truyền thống Thái Lan nam và nữ là đều mang cái túi vải Phasin đeo trên vai để đựng đồ cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu nhưng cũng có thể đa dạng màu sắc tùy theo văn hóa của từng vùng miền.

Văn hoá lễ hội nhiều màu sắc

Trong văn hóa Thái Lan các lễ hội là điều không thể thiếu, một số lễ hội lớn trong năm của “xứ sở Chùa Vàng” có thể kể đến như: lễ hội ma xó Phi Ta Khon, lễ hội té nước Songkran, lễ hội Phật giáo Khao Phansa, lễ hội Loy Krathong,… Mỗi lễ hội đều sẽ mang nội dung khác nhau và hướng đến các giá trị tinh thần và tâm linh, đời sống của người dân.

Lễ hội té nước/Songkran: Songkran còn được gọi là Lễ hội té nước, là một trong những lễ hội lớn nhất và vui nhất ở Thái Lan. Lễ hội Songkran được tổ chức hàng năm vào ngày 13 tháng 4 và kéo dài khoảng 3 ngày. Lễ hội vào được tổ chức vào ngày mặt trời thay đổi vị trí trong cung hoàng đạo, đánh dấu kết thúc những ngày nóng nhất ở Thái Lan và bắt đầu thời điểm mưa gió. Ngoài ra, Songkran còn là lễ hội chào đón năm mới của Thái Lan, là biểu tượng cho sự khởi đầu mới và làm sạch trong sạch tâm linh. Trong những ngày này, gia đình và bạn bè sẽ cùng nhau ăn mừng bằng cách viếng thăm các ngôi chùa và té nước vào nhau bằng các xô, ống vòi và súng nước.

Phi Ta Khon/Lễ hội ma: Phi Ta Khon là một trong những lễ hội truyền thống đầy màu sắc được tổ chức tại Thái Lan. Còn được gọi là Lễ hội ma, Phi Ta Khon được tổ chức vào cuối tuần đầu tiên sau ngày trăng tròn thứ 6 (tháng 5/ tháng 6) tại Isaan. Lễ hội này nổi tiếng với những chiếc mặt nạ đầy màu sắc được hàng ngàn người dân đeo trên mặt. Những chiếc mặt nạ ghê rợn này được trang trí bằng những màu sắc tươi sáng và lòe loẹt. Lễ hội ma diễn ra trong vòng 3 ngày, cuộc diễu hành diễn ra vào thứ 6, các cuộc thi và âm nhạc diễn ra vào thứ 7 còn các nghi lễ Phật giáo diễn ra vào Chủ nhật.

Lễ hội Loi Krathong & Yi Peng: Loi Krathong là một lễ hội quan trọng trong lịch Phật giáo Thái Lan, được tổ chức vào ngày trăng tròn thứ 12 theo lịch truyền thống Thái Lan. Sự kiện này kéo dài trong 2 ngày, thường được tổ chức vào tháng 11, là một trong những lễ hội đẹp nhất ở Thái Lan. Trong lễ hội ngày, mọi người sẽ cúng dường krathongs, một chiếc giỏ hoa hình thuyền với những ngọn nến đang cháy. Sau đó họ sẽ thả những chiếc krathong này trôi dọc theo sông để tưởng niệm Nữ thần Nước. Khi chiếc thuyền trôi trên sông, người ta tin rằng con người sẽ giải thoát khỏi những đau khổ và cầu mong may mắn. Loi Krathong diễn ra trùng với thời điểm tổ chức Lễ hội Yi Peng. Đó là thời điểm làm công đức và thả hàng trăm chiếc đèn lồng rực rỡ lên không trung. Cảnh tượng này vô cùng đẹp mắt.

Tết nguyên đán: Tết nguyên đán còn được gọi là Lễ hội mùa xuân, là một lễ hội quan trọng được tổ chức tại Thái Lan. Từ năm 2698 trước Công nguyên, Tết nguyên đán là sự kiện lớn được tổ chức vào tháng 1 hoặc tháng 2. Vào dịp này, Khu phố Tàu ở Bangkok luôn nhộn nhịp, sống động với những màn múa lân, nổ pháo, treo đèn lồng đỏ và nấu những món ăn thịnh soạn. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để trải nghiệm văn hóa Trung Quốc tại Thái Lan.

Lễ hội nến Ubon Ratchathani: Lễ hội nến là một trong những lễ hội tôn giáo nổi tiếng nhất được tổ chức tại Ubon Ratchathani ở Isaan, Thái Lan. Thường được tổ chức vào tháng 7 hàng năm, lễ hội này là sự pha trộn của nghệ thuật, văn hóa và lễ kỷ niệm. Asahna Bucha và Khao Phansa là 2 sự kiện quan trọng được tổ chức trong lễ hội này. Asahna Bucha đánh dấu ngày Đức Phật giao bài thuyết giảng đầu tiên của ngài ở Benares ở Ấn Độ. Trong khi đó, Wan Khao Phansa đánh dầu sự khởi đầu của mùa ăn chay, thời kỳ mùa mưa kéo dài suốt 3 tháng.

Lễ hội hoa Chiang Mai: Được gọi là “Bông hồng phía bắc”, Lễ hội hoa được tổ chức hàng năm vào cuối tuần đầu tiên của tháng 2 ở Chiang Mai, Thái Lan. Đây là một trong những sự kiện ấn tượng nhất ở Thái Lan, thu hút hàng ngàn du khách tới tham quan. Vào dịp lễ hội này, hàng trăm bông hoa sẽ được ghép thành những hình dạng khác nhau. Đặc biệt, Công viên Suan Buak Hat được trang trí đẹp mắt với những bông hoa như hoa lan, hoa cúc, và hoa hồng Damask duy nhất chỉ có tại Chiang Mai.

Văn hoá ẩm thực

Trong văn hóa Thái Lan các món ăn là yếu tố không thể thiếu tạo nên điểm đặc trưng cho vùng đất này. Những món ăn tại Thái Lan thường có hương vị đậm đà, sử dụng các loại gia vị cay nồng và nhiều màu sắc. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu đơn giản và cách chế biến độc đáo của người dân bản địa, mang đến cho khách du lịch một nền ẩm thực rất khác biệt.

Người Thái Lan quan niệm bữa ăn là nơi giao tiếp thân mật của mọi người. Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ hoặc xôi lá cẩm, ăn cùng với nhiều món được chế biến theo các cách khác nhau, theo khẩu vị của mỗi vùng. Đó là các món súp, cà ri, các món hầm hoặc rán, salad và thêm một hay nhiều thứ nước chấm cơ bản như nước mắm và ớt. Người Thái Lan ăn tráng miệng bằng hoa quả tươi hay những loại bánh truyền thống.

Người Thái Lan coi thú ẩm thực là cách giải trí ưa thích nhất. Mỗi miền có một cách ăn và chế biến món ăn riêng. Ẩm thực Thái Lan thực tế là ẩm thực của 4 vùng miền khác biệt, mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng trong cách chế biến truyền thống của họ.Một nét độc đáo trong các món ăn của các dân tộc Thái Lan là khi chế biến những món ăn, người Thái hoàn toàn ít khi dùng tới dầu mỡ và rất chú trọng tới việc điều phối các vị đắng – cay – mặn – chát. Những vị này được phối hợp hài hòa khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác ngấy, ngán khi ăn những món nướng, luộc, hấp, hun khói,….Khi thưởng thức những món nướng của người Thái sẽ thấy vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng. Các món hấp, món luộc có hương thơm đặc biệt cùng vị ngon ngọt… được làm rất công phu khiến người ăn nhớ mãi không quên. Từng món ăn như chứa đựng cả tấm lòng của người Thái gửi gắm vào đó.

Một số món ăn nên thử tại Thái: Tom Yum, Sườn cay, trà sữa Thái, Khao Soi, Pad Thai,…

Share This Article
Leave a comment